Với cách làm này, bạn sẽ luôn có khoai tây chiên giòn lâu mà không cứng, bở thơm và không bị ngấy mỡ!
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm khoai tây chiên:
- Khoai tây, chọn loại khoai bở
- Muối
- Giấm
- Dầu ăn
Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt thanh dài tương đối đều nhau, rồi ngâm vào nước lạnh có pha muối và giấm. 1 lít nước thì bạn cho khoảng 1 thìa canh muối và 1 thìa canh giấm. Ngâm chừng 15 phút thì vớt ra để cho ráo nước.
Đun sôi nước, cho muối, giấm, rồi cho khoai tây vào chần khoảng 3-4 phút. Cứ 1 lít nước bạn cho khoảng 1 thìa canh muối và 1 thìa canh dấm. Nếu nhiều khoai thì bạn chần làm nhiều lần.
Vớt khoai tây từ nồi chần sang chậu nước lạnh hoặc tốt nhất là nước đá, ngâm chừng 10 phút.
Vớt khoai tây ra rổ, để cho thât thật ráo nước. Muốn nhanh hơn thì khi khoai đã ráo bớt nước,bạn dùng khăn khô thấm phần nước còn bám trên bề mặt miếng khoai, hoặc bạn trải khăn xuống dưới, cho khoai tây lên trên rồi bọc kín cho vào tủ lạnh chừng 1 tiếng.
Khi khoai đã hơi se mặt, bạn đun mỡ nóng già, cho môt lượng khoai tây vừa đủ chỉ bằng 1/2 - 2/3 thể tích mỡ, rồi rán khoảng 5 phút, tới khi lớp vỏ của miếng khoai hơn nhăn nhăn thì vớt khoai ra. Miếng khoai 1-2 phần chín 3 phần sống.
Để cho khoai nguội và ráo bớt mỡ thì bạn cho vào túi hoặc hộp, cất vào ngăn đá tủ lạnh cho tới khi khoai đông cứng lại.
Có khoai cất sẵn trong ngăn đá, khi trời hay người bỗng ẩm ương, ta thèm một thứ gì để ăn mà lấp đi một khoảng trống, là ta có liền.
Miếng khoai giòn, bùi thơm quyện vào những dòng suy nghĩ. Ăn xong ta lại thấy có chút phấn chấn hơn – miễn là bạn đừng ăn quá nhiều. Khoai làm thế này, nếu được bảo quản tốt trong tủ đá thì sau 3 tháng ăn vẫn ngon. Tuỳ theo khẩu vị, sau khi chiên, lúc khoai còn nóng, bạn có thể rắc với một chút muối, trộn bơ tỏi hay trộn một số loại rau gia vị ăn cũng rất hay. Đôi khi có thể bạn sẽ thèm cả khoai chiên chấm với mật ong nữa đấy!
Chúc bạn luôn có khoai tây chiên giòn lâu mà không cứng, bở thơm và không bị ngấy mỡ nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét